Những lưu ý khi sử dụng gừng

Tác hại ít biết của củ gừng

Gừng là gia vị có tính nóng cao, những người mắc bệnh dạ dày, bệnh gan,… không nên sử dụng loại gia vị này.

Gừng là một gia vị được sử dụng trong các món ăn hàng ngày đồng thời cũng là một vị dược liệu quý mà mọi người đều quen thuộc có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng loại gia vị này. Một số người mắc các chứng bệnh dưới đây thì không nên ăn gừng:

Người mắc bệnh nhiệt dạ dày

Gừng là một gia vị phổ biến nhưng cũng mang các tác hại với một số người mắc các bệnh như loét ruột, bệnh gan.

Theo Đông y nếu ăn quá nhiều các thực phẩm có tính nóng sẽ gây khát nước, khô miệng hoặc đắng miệng,…những triệu chứng cơ bản của bệnh nhiệt dạ dày. Do gừng thuộc loại gia vị có tính nóng cao nên những người mắc bệnh nhiệt dạ dày ăn các thực phẩm có gừng sẽ càng bị nặng hơn, lâu dài có nguy cơ cao mắc phải chứng viêm loét dạ dày.

Người bị viêm hoặc bị loét ruột

Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét. Nếu dùng gừng sẽ gây kích thích thành ruột và hình thành vết loét.

Người có thân nhiệt cao

Với những người có thân nhiệt cao thì không nên ăn gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Nếu muốn ăn thì nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn, như vậy có thể trung hòa tính nóng của gừng. Khuyến cáo, khi bị sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Người có thể trạng âm suy

Các sách Đông y đều viết rằng người có thể trạng âm suy có các triệu chứng như lòng bàn tay, bàn chân nóng, toàn thân ra mồ hôi, mắt , mũi , miệng và da luôn khô, hay bị mất ngủ,… mà gừng thuộc tính nóng, sinh nhiệt, tiêu âm do vậy không nên sử dụng gừng sẽ làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.

Người bị bệnh gan

Với những bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.

Người hay bị rụng tóc

Đông y cho rằng tóc và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người có tuổi chức năng thận không còn tốt nữa có khi dẫn tới tình trạng suy thận, nên tóc không có đủ dưỡng chất, từ đó dẫn tới rụng tóc. Mà gừng là gia vị sinh nhiệt, nếu người hay bị rụng tóc ăn gừng sẽ gây ra những tác động không tốt tới thận, và làm tình trạng rụng tóc càng nghiêm trọng hơn.

Người hay ù tai chóng mặt

Người hay bị ù tai chóng mặt là do gan nóng làm chức năng gan bị suy giảm, nếu sử dụng gừng sẽ càng làm nghiêm trọng hơn.

Khi mang thai

Theo kinh nghiệm dân gian với phụ nữ trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm. Ngoài ra trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó sẽ có trong sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.

Người mắc bệnh trĩ, xuất huyết

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu do mắc bệnh trĩ hay xuất huyết thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tình trạng chảy máu thêm nghiêm trọng hơn.

Những thói quen dễ gây ngộ độc thực phẩm

Bên cạnh những nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, thực phẩm chứa chất độc hại… thì những thói quen sai lầm của các bà nội trợ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm trong mùa hè.

Thời tiết mùa hè nóng bức, những yếu tố trong đời sống và sinh hoạt như môi trường ô nhiễm, thức ăn bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm các chất độc hại… rất dễ gây ra ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống. 

Theo báo Người Lao động, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy ngộ độc thực phẩm là một bệnh hết sức đa dạng, do nhiều vi khuẩn khác nhau. Đến nay, đã xác định rõ thủ phạm gây ra các trường hợp ngộ độc thức ăn như E.coli, Campylobacter jejuni, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens…

Cơ chế gây ngộ độc thực phẩm là gây viêm dạ dày, ruột do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn. Độc tố này có thể được hình thành trong thực phẩm trước khi ăn do kỹ thuật chế biến, tồn trữ trong điều kiện kém vệ sinh, thiếu cẩn thận hoặc cũng có thể sinh ra khi vi khuẩn đã được ăn vào đường ruột.

Về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, bên cạnh những yếu tố môi trường, thực phẩm bẩn… thì những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày dưới đây cũng góp phần làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số sai lầm cơ bản nhất các chị em cần tránh.

Thức ăn để ở nhiệt độ thường trong vài giờ nhưng vẫn ăn

Báo Trí thức trẻ dẫn cảnh báo của các chuyên gia về an toàn thực phẩm nói rằng ở các nước ôn đới, chỉ nên đặt các loại thực phẩm đã chế biến như gà rán, hamburger, bánh ngọt… bên ngoài là từ 2-3 giờ. Nếu sau khoảng thời gian này, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và làm biến chất thực phẩm. Còn tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, nhiệt độ trong ngày thường trên mức 30 độ thì việc để thực phẩm ở bên ngoài quá 1 giờ đã là nguy hiểm.

Ăn đồ ăn thừa sau nhiều ngày trong tủ lạnh

Không ăn đồ để lâu trong tủ lạnh. Ảnh minh họa.

Đôi khi, do công việc bận rộn, nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thức ăn trong tủ lạnh, cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín. Phần thức ăn thừa này sẽ được dùng dần nhiều ngày sau đó. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca ngộ độc thực phẩm trong hộ gia đình.

Theo các chuyên gia y tế, những thực phẩm đã chế biến và được trữ trong hộp kín trong tủ lạnh thì tuổi thọ của các thực phẩm này cũng không quá 2 ngày. Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ có hại nếu bạn tiếp tục sử dụng.

Không rửa những loại quả có thể gọt vỏ khi ăn

Đây là sai lầm mà hầu hết các gia đình hay mắc phải. Họ cho rằng, vi khuẩn nếu có thì cũng ở ngoài hoa quả và chúng đã đi theo ra ngoài cùng với lớp vỏ.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn gọt vỏ trái cây thì vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vẫn có thể xâm nhập vào phần thịt quả. Lý do là chiếc dao bạn dùng sẽ trở thành vật trung gian đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt quả.

Các nhà khoa học khuyên chúng ta phải rửa sạch cả những loại trái cây cần gọt vỏ khi ăn. Ảnh minh họa.Nhận biết thực phẩm sạch – bẩn bằng mắt thường

Thông thường các chị em thường có thói quen đánh giá thực phẩm qua mắt thường. Khi chỉ thấy màu sắc bóng, sạch sẽ thì cho đó là thực phẩm sạch. Còn thực phẩm hư nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài, hoặc có mùi, hoặc biến đổi màu sắc. Tuy nhiên, chính sự chủ quan này của các chị em lại tạo cơ hội để vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thực phẩm cho cả gia đình.

Theo như kết quả của nhiều nghiên cứu, rất nhiều loại thực phẩm khi bắt đầu hỏng sẽ không có bất kỳ mùi lạ nào cũng như dáng vẻ bề ngoài của chúng không hể thay đổi. Khi ăn phải những loại thực phẩm này, bạn vẫn bị ngộ độc, mà biểu hiện cơ bản nhất là đau bụng, buồn nôn. Vì thế, đừng vội đánh giá thực phẩm bằng mắt thường. Tốt nhất hãy mua thực phẩm ở những cơ sở an toàn, chất lượng, có nhãn mác…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *