Nấu các món trè để đãi khách ngày tết

Chè đậu đen giản dị mà ngon

Chè đậu đen nấu đường thốt nốt dân giã là món ngọt nhưng có giá trị vô cùng thanh mát, giải nhiệt rất tốt cho cơ thể.

Đậu đen không chỉ chứa nhiều vitamin A, B, C lại còn có tác dụng bổ thận, đẹp da; kết hợp với đường thốt nốt có thể làm thư giãn cơ bắp, trị ho, tăng cường tiêu hóa sẽ trở thành món ngon tưởng chừng đơn giả mà vô cùng bổ dưỡng.

Chính vì thế, món chè đậu đen nấu đường thốt nốt dân giã là món ngọt nhưng có giá trị vô cùng thanh mát, giải nhiệt rất tốt cho những ngày nắng nóng oi bức, hay những khi cơ thể mệt mỏi.

Cách nấu chè đậu đen rất đơn giản.

Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 6 người)

– 250g đậu đen nguyên vỏ

– 100g đường thốt nốt

– 50ml nước cốt dừa

– 5ml nước vani

– 5g bột năng

– 20g đường trắng

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch đậu qua 2 lần nước, sau đó mang ngâm khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm. Đặt nồi nước lên bếp, đun sôi già và cho đậu vào trụng sơ trong 1 phút rồi đổ bỏ phần nước đó.

Bước 2: Đặt một chiếc nồi cùng 600ml nước lên bếp, cho đậu vào, mở lửa vừa và hầm trong khoảng một tiếng. Sau đó cho đường thốt nốt cùng 5ml nước vani vào, hâm thêm 30 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 50ml nước cốt dừa cùng 20g đường trắng vào, mở lửa nhỏ. Pha 5g bột năng với một ít nước, nhẹ nhàng đổ hỗn hợp bột vào nồi, khuấy đều đến khi nước cốt dừa sánh lại.

Bước 4: Dọn chè đậu đen ra chén/ly, chan nước dừa lên trên. Có thể dùng chung với đá lạnh tùy sở thích.

Lưu ý: Chỉ nên cho đường thốt nốt vào giai đoạn cuối, cho bỏ sớm, sẽ khiến đường bám vào quanh đậu, làm đậu không mềm.

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu chè đậu đen thanh mát, bổ dưỡng cho cả gia đình!

Chè khoai tím ngon ngọt, béo bùi

Món chè khoai tím dân dã nhưng có vị béo bùi giống như người con gái đất cố đô đằm thắm, dịu dàng mà ngọt ngào khó quên.

Nói đến xứ Huế, ta dễ dàng nghĩ ngay đến hình ảnh những tà áo dài tím thướt tha bay trong gió mộng mơ. Người Huế gắn liền với màu tím ấy từ bao giờ không ai biết. Nó đi cả vào trong văn thơ, vào tâm hồn, trở thành một thứ tình cảm đặc biệt. Có lẽ từ tình yêu ấy nên chúng ta có được món chè khoai mang màu sắc đặc trưng của họ.

Chị em có thể tham khảo cách nấu chè khoai tím dưới đây nhé!

Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 4 người)

– 600g khoai tím (khoai mỡ)

– 120ml nước cốt dừa

– 80g đường

– 10g bột năng

Thực hiện:

Bước 1: Gọt vỏ, cắt khoai tim thành từng miếng nhỏ rồi rửa sạch.

Bước 2: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho khoai tím cùng 300ml nước sạch, 60g đường vào, mở lửa nhỏ, nấu trong khoảng 20 phút.

Bước 3: Trộn hỗn hợp khoai tím với 40ml nước cốt dừa rồi dùng máy xay xay nhuyễn.

Bước 4: Pha 10g bột năng với một ít nước. Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 80ml nước cốt dừa và 20g đường vào, mở lửa nhỏ. Vừa khuấy vừa đổ hỗn hợp bột năng vào, nấu đến khi nước cốt dừa sánh lại.

Dọn chè khoai tím ra chén, dùng chung với nước cốt dừa.

Lưu ý: Nên cắt khoai tím thành từng miếng thật nhỏ, giúp nấu chín khoai nhanh hơn.

Đãi cả nhà chè trôi nước khoai lang tím

Món chè trôi nước khoai lang tím mềm thơm ấm nóng sẽ rất thích hợp để thưởng thức trong tiết thu.

Nguyên liệu

– 2 – 3 củ khoai lang tím

– 200g bột gạo nếp

– 1/4 bát nhỏ đường nâu

– 1 nhánh gừng

– Vừng rang thơm

– Đỗ xanh: 200g

Cách làm:

Bước 1: Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.

Bước 2: Trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào.

Bước 3: Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Bước 4: Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

Bước 5: Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

Bước 6: Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

Bước 7: Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

Bước 8: Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

Bước 9: Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

Tắt bếp cho chè trôi nước khoai lang tím ra bát, thêm ít vừng rang thơm lên trên và thưởng thức ngay tiết trời sang thu bạn nhé!

Chúc bạn thành công và ngon miệng với chè trôi nước khoai lang tím!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *