Các món ăn bổ não hàng ngày


Bài 1: Gà hầm tam thất 
                                                                                
Tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm cholesterol trong máu, kích thích hệ miễn dịch, chống viêm tấy giảm đau. Dân gian có bài thuốc gà hầm tam thất rất tốt cho người bị thiếu máu. Chuẩn bị khoảng 150g thịt gà, 10g tam thất và gừng tươi mỗi loại. Sơ chế nguyên liệu như bình thường rồi nêm đủ gia vị và đem hấp cách thuỷ trong hai giờ. Chia ăn vài lần trong ngày.
Chú ý: nếu dùng tam thất củ thì cần rửa sạch, sau đó đồ (hấp) cho mềm, thái mỏng phơi khô rồi tán mịn, bảo quản để dùng dần.

Bài 2: Chè hà thủ ô trứng gà

Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol, chống xơ cứng động mạch, chống lão hóa vì vậy thường được dùng cho người thiếu máu. Dân gian có câu: “muốn cho xanh tóc đỏ da/ rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Để chế biến món chè hà thủ ô trứng gà cần chuẩn bị: hà thủ ô 50g, trứng gà hai quả rửa sạch vỏ, đường vừa đủ. Cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó bóc vỏ trứng rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 – 90 phút, thêm đường vào.

Bài 3: Cháo gà nấu hoàng kỳ

Hoàng kỳ là vị thuốc bổ huyết, thành phần hóa học chứa acid folic, cholin, calci, sắt… Dùng hoàng kỳ chế biến cùng cháo gà là bài thuốc rất tốt cho người thiếu máu. Gà mái một con khoảng 500g, hoàng kỳ 15g, gạo tẻ 100g. Gà mái làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Sau khi trộn hai thứ nước này, nếu thiếu cho thêm nước, rồi cho gạo vào nấu thành cháo. Ăn nóng vào sáng và tối.

Bài 4: Chè mộc nhĩ đen

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, mộc nhĩ chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin. Hàm lượng chất béo tuy không cao nhưng chủng loại khá phong phú. Lượng sắt trong mộc nhĩ vượt xa rau cần, vừng, gan lợn… Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống huyết khối gây tắc mạch, ngăn cản sự hình thành mảng xơ vữa. Vì thế, đối với những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành…, mộc nhĩ là một thực phẩm lý tưởng. Chuẩn bị các nguyên liệu: mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả. Mộc nhĩ đen ngâm cho nở. Sau đó cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, đường phèn một chút, đem hấp cách thuỷ sau một giờ là được.

Bài 5: Cháo gan

Gan động vật chứa rất nhiều vitamin B12 và sắt là những nguyên liệu để tái tạo máu trong cơ thể. Món ăn dễ chế biến và dễ ăn là cháo gan: dùng gan động vật như gan lợn hoặc gan gà, cho vào nấu cùng gạo nếp. Lưu ý là mặc dù gan mặc dù chứa nhiều sắt nhưng có hàm lượng cholesterol rất cao nên không tốt cho người bị xơ vữa động mạch nên cần chỉ sử dụng khi cảm thấy cơ thể bị suy nhược.

Ngoài những món ăn có tác dụng bổ máu trên, người bện có thể kết hợp thêm một số bài thuốc sau để giảm mỡ máu. Mỡ máu cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch, do đó làm giảm lượng máu lưu thông lên não.

Bài 1: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ, tuần ăn 2-3 lần. Cũng có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.

Bài 2: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200ml nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất.

Bài 3: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g.

Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ.

Bài 5: Sơn tra 10 g, hoa cúc 10 g, quyết minh tử 10 g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.

Bài 6: Vỏ lạc khô 50-100 g, rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang.

Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống thay trà.

Bài 8: Hoa hòe 15 gam sắc uống hàng ngày dùng cho người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.

Lưu ý: các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh, không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được làm các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sớm nhất. Bệnh thiếu máu não nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *